Lắp pin năng lượng mặt trời cho văn phòng, công ty nhà xưởng công suất 100 – 500kWp sẽ có chi phí dao động từ 13 – 17 triệu/1kWp tùy mô hình.
Bạn đang muốn lắp pin năng lượng mặt trời hòa lưới hoặc độc lập cho gia đình/nhà xưởng/công ty của mình nhưng không biết nên chọn loại nào và chi phí là bao nhiêu để cân nhắc, chuẩn bị tài chính? Hãy để Điện mặt trời Circle Power giúp bạn trong bài viết chi tiết sau.
Rất nhiều hộ gia đình hiện nay đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nhưng không biết nhu cầu của mình nên lắp hệ thống điện mặt trời hòa lưới hay độc lập?
I. Tìm hiểu hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới (On-Grid)
– Đây là hệ thống điện năng lượng mặt trời kết nối với điện lưới quốc gia, lượng điện năng tạo ra dư thừa sẽ cung cấp vào lưới điện tại khu vực lắp đặt.
– Hệ thống này gồm các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt áp mái trên mái nhà, trên mặt đất ở các cánh đồng năng lượng mặt trời hoặc cũng có thể áp trên mặt nước như trên ao hồ. Ngoài ra, còn có bộ biến tần giúp chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều phù hợp để đưa vào lưới điện quốc gia.
Điện năng lượng mặt trời áp mặt nước
Điện mặt trời đặt trên mặt đất
Lắp điện mặt trời trên mái nhà
Lắp đặt điện năng lượng mặt trời hộ gia đình áp mái
1. Cấu tạo hệ thống điện mặt trời hòa lưới
- Pin mặt trời (Solar Panels): Pin mặt trời là thành phần chính để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.
- Bộ biến đổi (Inverter): trong hệ thống điện năng lượng mặt trời là một thành phần quan trọng giữa pin mặt trời và hệ thống điện lưới hoặc các thiết bị tiêu dùng. Chức năng chính của bộ biến đổi là chuyển đổi điện năng một chiều (DC) được sản xuất bởi pin mặt trời thành điện năng xoay chiều (AC) có thể sử dụng được.
- Đồng hồ đo hai chiều (Bidirectional Meter): Đây là thiết bị đo lường lượng điện được tiêu thụ từ mạng lưới điện và lượng điện được sản xuất bởi hệ thống mặt trời và đưa vào lưới điện. Các đồng hồ hai chiều phải được kiểm định bởi cục đo lường Quốc gia.
Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới On-Grid
2. Nguyên lý hoạt động của điện năng lượng mặt trời hòa lưới
– Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hấp thụ bức xạ năng lượng mặt trời và chuyển hóa thành dòng điện 1 chiều (DC). Thông qua bộ biến tần Inverter trang bị thuật toán MPPT (Maximum power point tracking), nguồn điện 1 chiều DC sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều AC.
– Nguồn điện xoay chiều AC được chuyển đổi sẽ tự động hòa vào hệ thống điện của ngôi nhà và điện lưới quốc gia. Nhờ biến tần Inverter mà hệ thống sẽ ưu tiên dùng điện năng lượng mặt trời trước như sau:
- Vào ban ngày: Với lượng bức xạ mặt trời tốt, ngôi nhà sẽ dùng 100% điện năng từ nguồn điện năng lượng mặt trời, nếu điện năng tạo ra không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngôi nhà thì sẽ được lấy bổ sung từ nguồn điện lưới quốc gia để bù vào. Và ngược lại, nếu lượng điện tạo ra bị dư sẽ tự đồng hòa vào lưới điện.
- Vào ban đêm: Khi không có năng hệ thống điện năng lượng mặt trời không hoạt động, ngôi nhà sẽ sử dụng điện lưới
– Khi không có điện lưới hoặc bị cúp điện đột ngột, nhờ có chế độ Anti-Islanding Protection, hệ thống sẽ tự động cách ly với điện quốc gia nhằm đảm bảo an toàn cho lưới điện và nhân viên sửa điện.
– Ngoài ra, hệ thống giám sát thông minh sẽ được tích hợp trong biến tần Inverter giúp bạn có thể theo dõi toàn bộ hệ thống pin năng lượng mặt trời thông qua kết nối với Internet.
Nguyên lý hoạt động khi lắp điện năng lượng mặt trời hòa lưới
3. Các ưu điểm khi lắp năng lượng mặt trời hòa lưới
– Năng lượng sạch và tái tạo: Sử dụng năng lượng mặt trời không gây ra khí thải hoặc ô nhiễm không khí, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Năng lượng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng tái tạo, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
– Tiết kiệm chi phí: Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng sau khi lắp đặt, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có thể giúp giảm chi phí điện hàng tháng hoặc thậm chí tạo ra thu nhập từ việc bán điện dư thừa vào lưới.
– Khả năng lắp đặt linh hoạt: Hệ thống có thể được thiết kế và xây dựng để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của người sử dụng, bao gồm cả kích thước, công suất và vị trí lắp đặt.
– Vòng đời dự án dài, dễ bảo trì: Pin mặt trời và bộ biến đổi, hai thành phần chính của hệ thống, thường có tuổi thọ cao và yêu cầu ít bảo dưỡng, giúp giảm chi phí bảo trì và duy trì trong thời gian dài.
– Hỗ trợ chính sách và khuyến khích: Nhiều quốc gia và khu vực đang áp dụng các chính sách khuyến khích việc sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm cả các gói khuyến mãi, giảm thuế và chính sách mua lại điện, giúp tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng năng lượng mặt trời hòa lưới.Bạn có thể bán lại lượng điện dư thừa cho EVN với chính sách mua bán điện theo quy định.
4. Nhược điểm của lắp pin năng lượng mặt trời hòa lưới
– Hiệu suất phụ thuộc: Vào điều kiện thời tiết như mây che phủ, mưa, hoặc sương mù. Trong những ngày mây nhiều, sản xuất điện năng từ pin mặt trời sẽ giảm đi đáng kể.
– Chi phí đầu tư khá cao: Bao gồm cả việc mua sắm và lắp đặt pin mặt trời, bộ biến đổi, và hệ thống kết nối. Mặc dù chi phí này có thể được giảm bớt nhờ giá các linh kiện bắt đầu phổ biến hơn, nhưng vẫn còn là một ngưỡng đầu tư lớn đối với nhiều người dùng.
– Mất điện khi lưới điện quốc gia được bảo trì: Vì hệ thống này được đấu nối trực tiếp với điện quốc gia, nên khi điện lưới bị mất, hệ thống hòa lưới của gia đình bạn cũng sẽ bị ngắt điện để đảm bảo an toàn, không tạo ra dòng điện truyền ngược có thể gây giật cho người thợ sửa điện.
– Cần diện tích lắp đặt: Để đảm bảo cung cấp đủ điện cho sử dụng, đôi khi hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới thường cần một diện tích lớn để lắp đặt pin mặt trời. Điều này cũng là hạn chế đối với các khu vực có diện tích nhỏ, vừa hoặc bị che bóng
– Lắp đặt phức tạp và cần chuẩn kỹ thuật: Trong một số trường hợp, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có thể gây ra nguy cơ rủi ro cho nhân viên điện lực hoặc các kỹ thuật viên nếu không được cài đặt và vận hành đúng cách.Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
II. Tìm hiểu hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải (Zero – Export)
Sau khi EVN kết thúc chính sách mua điện vào ngày 31/12/2020 thì việc lắp mới điện mặt trời hòa lưới có nhiều bất cập như chủ đầu tư không chỉ không bán được điện dư thừa mà ngược lại còn phải trả thêm tiền cho EVN về lượng điện dư thừa tải vào lưới điện. Để khắc phục vấn đề này, chủ đầu tư có thể lựa chọn giải pháp lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải (giới hạn công suất phát điện). Hệ thống này sẽ giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp vừa có thể sử dụng điện mặt trời, vừa đảm bảo không phát điện lên lưới điện quốc gia theo đúng quy định hiện hành.
1. Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời bám tải Zero Export
Một hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải hoàn chỉnh bao gồm các bộ phận chính như sau:
Cấu tạo của 1 hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải hoàn chỉnh
– Hệ thống tấm pin PV: Giúp thu năng lượng mặt trời, khi lắp đặt cần chọn các sản phẩm của thương hiệu uy tín để đảm bảo hiệu suất cao.
– Inverter có chức năng hoà lưới bám tải: Đây là một dạng của biến tần hòa lưới nhưng có thêm mô-đun giới hạn công suất giúp hỗ trợ chức năng Zero-Export (không đẩy lượng điện dư thừa lên điện lưới).
Thiết bị cảm biến này sẽ liên tục đo cường độ dòng điện ra vào mạch điện rồi phát tín hiệu về mô-đun giới hạn công suất và gửi tín hiệu đến biến tần để điều chỉnh công suất phát điện sao cho dòng điện qua cảm biến gần bằng 0.
Inverter hòa lưới bám tải thường được đặt ở đầu nguồn điện, gần công tơ điện chính của hệ thống điện mặt trời.
– Đồng hồ đo sản lượng điện thông minh: Thiết đo công suất tức thời của phụ tải để gửi tín hiệu đếu bộ zero-export từ đó ra lệnh điều tiết công suất của Inverter phù hợp tránh phát dư.
– Các vật tư khác: Bao gồm dây cáp DC, AC, giá đỡ,…
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống hòa lưới bám tải
Khác biệt so với hệ thống hòa lưới thông thường là hệ thống hòa lưới bám tải sẽ có thêm chức năng Zero – Export được tích hợp sẵn trong Inverter hòa lưới. Thiết bị này có tên đầy đủ là Zero Export Controller với nhiệm vụ thu thấp hướng dòng điện giữa lưới điện và tải sử dụng + Inverter, sau đó truyền tín hiệu điều khiển về inverter hòa lưới.
Như vậy, khi hệ thống phát hiện có dòng điện đẩy lên lưới điện, Inverter sẽ chủ động tự điều chỉnh công suất phát điện sao cho dòng điện qua cảm biến gần bằng không, ngăn lượng điện dư thừa tải lên lưới điện.
Quá trình này diễn ra rất nhanh và inverter hòa lưới chỉ hòa lưới phần điện đúng bằng tải sử dụng. Trong trường hợp tải tiêu thụ công suất điện > công suất phát điện của hệ thống điện mặt trời thì tải tiêu thụ sẽ tự động lấy thêm phần năng lượng từ lưới điện để nuôi tải.
Khi không có chính sách mua lại điện từ EVN, hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải là giải pháp tốt nhất dành cho các gia đình, doanh nghiệp, công ty, nhà máy…
3. Các ưu điểm của hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải
– Sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo từ bức xạ mặt trời giúp gia đình, doanh nghiệp và nhà xưởng tiết kiệm chi phí điện.
– Dễ dàng lắp đặt, không chiếm nhiều không gian vì có thể lắp trên mái nhà, tòa nhà, văn phòng, mái xe, và bất kỳ nơi nào có nhiều ánh nắng mặt trời.
– Giúp làm mát không gian bên dưới nếu lắp trên mái nhà, kéo dài tuổi thọ của mái nhà.
– Giúp giảm áp lực đối với lưới điện bằng cách cung cấp năng lượng sạch và bổ sung cho các nguồn điện hiện có.
Hệ thống không phát điện ngược lên lưới điện
4. Nhược điểm của điện mặt trời hòa lưới bám tải
– Hệ thống hòa lưới bám tải phụ thuộc vào lưới điện quốc gia nên sẽ ngừng hoạt động khi không có điện lưới.
– Chỉ phát điện vào ban ngày nên không phù hợp với hộ gia đình và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện nhiều vào ban đêm, không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để khắc phục những hạn chế này, bạn có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ. Với công suất lắp đặt phù hợp, hệ thống có lưu trữ sẽ giúp bạn tự chủ về năng lượng điện, không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.
III. Tìm hiểu hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập Off-Grid
– Là một hệ thống sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời hoàn toàn độc lập với lưới điện công cộng. Trong hệ thống này, năng lượng mặt trời được thu thập thông qua pin mặt trời và sau đó được lưu trữ trong bộ lưu trữ năng lượng, thường là bộ pin và ắc quy.
– Điện năng được lưu trữ này sau đó được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị và hệ thống trong nhà hoặc trong các ứng dụng ngoài trời mà không cần kết nối với lưới điện công cộng.
– Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập Off-Grid thường được sử dụng trong các khu vực xa xôi hoặc nơi không có sẵn điện lưới hoặc việc kết nối với lưới điện công cộng là không khả thi hoặc không kinh tế. Các ứng dụng phổ biến của hệ thống này bao gồm các cabin hoặc ngôi nhà ở vùng nông thôn, các trạm cứu hộ, du lịch ngoài trời, tàu thuyền, và các trạm cảm biến hoặc thiết bị theo dõi từ xa.
1. Cấu tạo khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời độc lập
– Tấm pin mặt trời (Solar panels): Đây là thành phần chính thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển đổi nó thành điện năng. Các tấm pin mặt trời thường được lắp đặt trên mái nhà hoặc trên mặt đất.
– Hệ thống lưu trữ năng lượng (Energy Storage System): Bao gồm các loại pin lithium-ion hoặc các công nghệ lưu trữ khác như pin chì-acid. Hệ thống này lưu trữ năng lượng từ các tấm pin mặt trời để sử dụng khi không có ánh sáng mặt trời.
– Bộ điều khiển (Controller): Quản lý và điều chỉnh quá trình nạp và xả của hệ thống lưu trữ năng lượng.
– Bộ biến tần (Inverter): Chuyển đổi điện năng mặt trời từ dạng DC sang AC, phù hợp với các thiết bị và hệ thống điện trong nhà.
Cấu tạo chính của hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (Off-Grid)
2. Nguyên lý hoạt động khi lắp năng lượng mặt trời độc lập
– Ánh sáng mặt trời được thu thập bởi các tấm pin mặt trời và chuyển đổi thành điện năng. Điện năng này sau đó được chuyển đổi từ dạng DC sang AC bằng bộ biến tần để phù hợp với các thiết bị điện trong nhà.
– Một phần của điện năng được sử dụng trực tiếp cho các thiết bị điện trong nhà, trong khi phần còn lại được lưu trữ trong hệ thống lưu trữ. Khi cần thiết, năng lượng được lưu trữ trong hệ thống được sử dụng để cung cấp điện cho tải sử dụng.
– Nếu hệ thống không đủ năng lượng hoặc trong trường hợp khẩn cấp, máy phát điện dự phòng có thể được kích hoạt để cung cấp nguồn điện bổ sung.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập Off-Grid
3. Các ưu điểm khi lắp đặt pin năng lượng mặt trời độc lập
– Phù hợp cho các khu vực không có lưới điện: So với điện năng lượng mặt trời hòa lưới, hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư, nhất là ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh điện lưới quốc gia không kéo tới được (Chi phí đầu tư đường dây điện).
– Sử dụng thoải mái: Việc sản xuất bằng lưới điện riêng, không phụ thuộc vào điện quốc gia sẽ giúp việc sinh hoạt của gia đình thoải mái hơn, không lo các sự cố mất điện, cúp điện hay do sửa điện đột ngột…
– Hoạt động độc lập, vẫn có điện khi mất điện lưới: Khi sử dụng điện mặt trời độc lập, hệ thống sẽ hoạt động liên tục cả ngày và đêm theo nguyên tắc ban ngày tạo ra điện và lưu trữ điện, ban đêm cung cấp điện. Hệ thống có thể lưu trữ điện năng để dùng khi không có nắng hoặc dùng vào ban đêm.
– Nguồn năng lượng sạch, tái tạo bền vững: Việc lắp đặt điện mặt trời hòa lưới hay độc lập đều góp phần bảo vệ môi trường và cùng ngành điện giảm bớt áp lực cho các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
Điện năng lượng mặt trời độc lập có thể lắp đặt ở bất cứ đâu, không phụ thuộc hệ thống điện lưới quốc gia.
4. Nhược điểm khi lắp đặt năng lượng mặt trời độc lập
– Chi phí lắp đặt và bảo dưỡng cao: So với hệ thống hòa lưới, chi phí lắp đặt điện mặt trời độc lập cao hơn nhiều, vì ngoài các thành phần bắt buộc của hệ thống điện mặt trời thì cần trang bị thêm hệ thống lưu trữ.
– Khả năng lưu trữ hạn chế, cần bảo trì thường xuyên: Khả năng lưu trữ điện sẽ phụ thuộc vào dung lượng của pin/ắc-quy lưu trữ. Pin lưu trữ có công suất càng lớn thì càng lưu trữ được nhiều điện năng sử dụng. Pin lưu trữ này cần chất lượng, có độ bền cao và khả năng nạp – xả sâu, do đó bạn cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất của pin trong quá trình sử dụng.
Hệ thống luôn được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất.
– Không thể bán điện dư cho EVN: Đây là điểm hạn chế rất lớn của hệ thống điện mặt trời độc lập vì phần điện dư không thể bán lại cho ngành điện. Vì vậy, để tối ưu chi phí lắp đặt và sử dụng hiệu quả nhất, chủ đầu tư nên nhờ sự tư vấn, hỗ trợ từ đơn vị lắp đặt điện mặt trời chuyên nghiệp – Circle Power. Đơn vị uy tín đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp và dự toán chi phí tốt nhất.
IV. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời
Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện năng lượng mặt trời như sau: Ánh nắng mặt trời sẽ chiếu xuống các tấm pin năng lượng mặt trời và được biến đổi thành dòng điện 1 chiều (DC). Sau đó, thông qua biến tần Inverter, dòng điện này sẽ được chuyển đổi thành điện xoay chiều (AC) cùng tần số và công suất với điện lưới quốc gia.
Cung cấp nguồn điện để vận hành các thiết bị điện trong gia đình hoặc các máy móc trong xí nghiệp, nhà máy, văn phòng…Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời
Thông thường ở Việt Nam, sử dụng phổ biến nhất là hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới gồm: hòa lưới không lưu trữ và hòa lưới có lưu trữ. Bên cạnh hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On-Grid) còn có 2 hệ thống khác là: điện mặt trời độc lập (Off-Grid) và điện mặt trời hỗn hợp (Hybrid). Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chủ đầu tư có thể chọn lắp đặt hệ thống phù hợp.
V. Những thành phần chính trong hệ thống điện mặt trời
Dưới đây là các thành phần chính cơ bản cần có trong một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải, bao gồm: tấm pin năng lượng mặt trời, biến tần Inverter, hệ thống khung – giá đỡ tấm pin và các phụ kiện khác…
Thành phần cấu tạo | Chi phí và đặc điểm cấu tạo |
1. Tấm pin thu năng lượng mặt trời | Chi phí lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời chiếm 45 – 60% tổng chi phí dự án.
– Cách tính số tấm pin cần có để lắp đặt cho dự án như sau: Số tấm pin = (Tổng công suất của hệ thống : Tổng công suất của tấm pin).
|
2. Biến tần hòa lưới (Inverter) | Thiết bị này chiếm khoảng 15 – 25% tổng chi phí dự án.
|
3. Cấu trúc khung, giá đỡ
| Thành phần chiếm từ 8 – 15% tổng chi phí dự án. Phụ thuộc vào vị trí và cấu trúc lắp đặt.
|
4. Các phụ kiện khác | Các phụ kiện lắp đặt khác của hệ thống còn bao gồm: dây cáp, phụ kiện nối dây, bộ ngắt, công tắc và thiết bị đo… chiếm khoảng 10 – 20% tổng chi phí dự án. Cụ thể gồm:
|
Các gói lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ bao gồm trọn gói từ thiết bị đến chi phí thi công.
VI. Chi phí lắp điện mặt trời phụ thuộc vào yếu tố nào?
Giá hệ thống năng lượng mặt trời lắp đặt trọn gói cho gia đình và doanh nghiệp thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Vật tư chính lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Chủ đầu tư có thể tùy chọn loại vật tư như cao cấp, trung bình hay giá rẻ, trong đó giá lắp đặt điện năng lượng mặt trời sẽ phụ thuộc vào giá các tấm pin mặt trời.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều tấm pin mặt trời với xuất xứ và thương hiệu đa dạng khác nhau để bạn chọn phù hợp. Đồng thời, tùy thuộc vào thông số, chính sách bảo hành, đơn vị cung cấp mà giá tấm pin cũng sẽ khác nhau.
Do đó, để chọn được vật tư phù hợp, hiệu suất cao mà vẫn đảm bảo chi phí tối ưu, chủ đầu tư có thể nhờ Circle Power tư vấn là tốt nhất.
2. Vật tư phụ trong lắp đặt điện năng lượng mặt trời
Giá vật tư phụ chỉ chiếm 20 – 30% tổng chi phí dự án, bao gồm các thiết bị như: tủ điện, CB (Circuit Breaker), cầu chì, cắt lọc sét dây dẫn chuyên dụng của điện năng lượng mặt trời.
Ngoài ra, các vật tư phụ còn bao gồm khung đỡ tấm pin mặt trời, thang cáp với độ bền cao trong điều kiện ngoài trời tại Việt Nam.
3. Thi công mái, thiết kế giàn khung, giá đỡ
Chi phí thi công mái chiếm khoảng 10 – 15% tổng giá trị hợp đồng, tùy điều kiện mái như: mái ngói, mái bằng hay mái tôn. Trong đó, đối với mái tôn thường ít tốn chi phí nhất, sau đó là mái ngói, mái bằng.
Ngoài ra, đặc thù các công trình ở trên cao hoặc phức tạp hơn thì chi phí thi công cũng cao hơn.
4. Chi phí thi công lắp đặt, bảo dưỡng
Giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng phụ thuộc vào đơn vị lắp đặt, thi công. Mỗi đơn vị sẽ có năng lực, kinh nghiệm, tiêu chuẩn và chi phí khác nhau. Trong đó, các đơn vị chuyên nghiệp sẽ có đội ngũ giám sát hệ thống và đề xuất bảo trì, bảo dưỡng định kỳ giúp tăng hiệu quả công trình.
Chi phí bảo dưỡng thường chỉ chiếm 5 – 15% đơn giá hệ thống. Do đó, bạn nên chọn các đơn vị uy tín, có năng lực và đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm để có thể yên tâm về chất lượng và tuổi thọ công trình.
VII. Giá lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình, công ty, nhà xưởng
Dưới đây là bảng giá năng lượng mặt trời dành cho hộ gia đình hoặc công ty, nhà xưởng mà bạn có thể tham khảo:
1. Giá lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình
Công suất thông thường dành hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình từ 3 – 20kWp, có giá trung bình khoảng 13 – 17 triệu đồng/1 kwp, cam kết bảo hành từ nhà sản xuất lên đến 25 năm. Chi phí lắp điện mặt trời cho hộ gia đình có thể phát sinh tùy thuộc vào chất lượng giàn đỡ, khung đỡ.
2. Giá lắp hệ thống điện mặt trời cho công ty, văn phòng, nhà xưởng
Đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời dành cho văn phòng, nhà xưởng, công ty sẽ có công suất từ 100 – 500 kWp với giá khoảng 13 – 15 triệu đồng/1kwp gói cơ bản và từ 16 – 17 triệu/1kwp cho gói cao cấp.
Công suất | Mức giá tham khảo (VNĐ) |
Hệ thống > 10kWp | Từ 13 – 15 triệu/1kWp |
Hệ thống > 100kWp | Từ 13 – 14.5 triệu/1kWp |
Hệ thống > 300kWp | Từ 13 – 14 triệu/1kWp |
Hệ thống > 1 MWp | Từ 12 – 13 triệu/1kWp |
*Lưu ý, sự khác nhau về giá lắp đặt còn phụ thuộc vào thương hiệu sản phẩm chủ đầu tư lựa chọn.
3. Giá lắp điện năng lượng mặt trời quy mô công nghiệp
Đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời quy mô công nghiệp có công suất có thể hơn 1MWp và giá lắp đặt trung bình khoảng từ 11 triệu/1kwp.
Trên đây chỉ là các mức giá tham khảo dành cho các chủ đầu tư, chi phí lắp đặt cụ thể sẽ được báo giá chi tiết sau khi Circle Power tiến hành khảo sát thực địa.
VIII. Các lưu ý quan trọng khi lắp pin năng lượng mặt trời
Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đạt chuẩn không chỉ giúp hệ thống vận hành an toàn, đảm bảo công suất, sản lượng điện tạo ra mà còn tăng tuổi thọ cho công trình. Trong đó, bạn cần lưu ý như sau:
1. Hướng lắp pin mặt trời
Cần chọn hướng lắp đặt có thể đón được lượng ánh sáng mặt trời tốt nhất trong ngày và các mùa của năm. Trong đó, tại Việt Nam, với đường xích đạo nằm ở phía Nam nên hướng Nam được xem là hướng tốt nhất với lượng bức xạ mặt trời nhiều nhất. Trong trường hợp mái nhà ở hướng Đông – Tây thì có thể dùng giàn đỡ khung giúp điều chỉnh tấm pin mặt trời hướng về phía Nam.
Khi lắp pin năng lượng mặt trời cần đặt theo hướng Nam giúp tối ưu công suất.
2. Độ nghiêng hợp lý
Góc nghiêng tối ưu khi lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời có thể tùy thuộc vào từng khu vực địa lý. Cụ thể, tại Hà Nội, độ nghiêng tối ưu là khoảng 20 – 22 độ, trong khi tại TPHCM là khoảng 12 – 18 độ.
Do đó, kỹ thuật lắp đặt có thể tham khảo các phần mềm chuyên dụng để tính toán góc nghiêng hợp lý nhất cho khu vực của mình.
Tại Circlepower chúng tôi sử dụng phần mềm chuyên dụng để tính toán góc nghiêng – tối ưu hóa sản lượng (Phần mềm PV syst)
3. Khoảng cách giữa các tấm pin
Các tấm pin thường được đặt vuông góc với rail nhôm với khoảng cách giữa 2 tấm pin là 0.5-1cm. Khoảng cách này cần được tính toán hợp lý để tấm pin hàng trước không che khuất hàng sau làm giảm hiệu suất của toàn hệ thống.
Ngoài ra, hệ thống pin cần được lắp cách mái nhà tối thiểu là khoảng 15cm (150mm) nhằm đảm bảo thông gió và làm mát. Và khoảng cách của các dãy Pin phải đảm bảo các quy định của PCCC
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 tấm pin mặt trời là 5-10mm
4. Các lưu ý khác khi lắp pin năng lượng mặt trời
Ngoài 3 lưu ý quan trọng trên, khi lắp đặt pin năng lượng mặt trời, bạn cần lưu ý thêm:
- Khi lắp đặt, không tác động lực mạnh vào phần giữa tấm pin như bước chân lên vì có thể gây các vết nứt trên cell mà mắt thường không thấy được.
- Không lắp đặt các tấm pin trong điều kiện mưa gió hoặc khi tấm pin bị ướt
- Cần chú ý để đấu nối đúng cực (+) (-) vì pin mặt trời phát ra dòng điện 1 chiều
- Nếu xung quanh có vật che khuất, cần chú ý vị trí bóng đổ để tránh ra và bố trí pin phù hợp, không gây giảm hiệu suất.
- Lắp đặt đảm bảo an toàn điện và đúng kỹ thuật, sử dụng các thiết bị bảo hộ đạt chuẩn. Khi sự cố xảy ra, không dùng nước để chữa cháy.
IX. Hướng dẫn quy trình lắp điện năng lượng mặt trời
Dưới đây là quy trình chuẩn 6 bước tại Circle Power khi thực hiện lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho các khách hàng:
Quy trình lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Circle Power chuyên nghiệp với 6 bước.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn
Khách hàng cần tư vấn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời có thể liên hệ trực tiếp với Circle Power qua hotline 0909.720.743 hoặc website circlepower.vn. Nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và tư vấn giải pháp phù hợp cho bạn.
Dựa theo từng nhu cầu cụ thể, chúng tôi tư vấn gói lắp đặt và ước tính sơ bộ chi phí dự kiến cho khách hàng dựa trên thông tin về diện tích mái, công suất lắp đặt…
Bước 2: Khảo sát và đề xuất kỹ thuật, chi phí
Sau đó, nhân viên kỹ thuật của Circle Power sẽ hẹn lịch và đến tận nơi lắp đặt của khách hàng để khảo sát, đo đạc thực tế và phân tích điều kiện chiếu sáng, diện tích, góc nghiêng… và tính toán phương án cùng giải pháp lắp đặt tối ưu nhất.
Chúng tôi cũng sẽ trao đổi thêm với chủ nhà về nhu cầu lắp đặt trước khi thiết kế, lên bản vẽ kỹ thuật sơ bộ cho toàn hệ thống.
Bước 3: Ký kết hợp đồng
Sau khi thống nhất với khách hàng về chi phí và gói lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời phù hợp, chúng tôi sẽ soạn thảo hợp đồng và 2 bên cùng tiến hành ký kết với các điều khoản cụ thể.
Lưu ý, trong hợp đồng sẽ ghi rõ loại tấm pin sử dụng, công suất sử dụng, loại inverter theo đúng thỏa thuận như báo giá cùng thời gian lắp đặt, thời gian hoàn thành dự kiến cụ thể để khách hàng theo dõi, đối chiếu.
Bước 4: Tiến hành lắp đặt và đấu nối hệ thống
Tiếp theo, đội ngũ kỹ thuật của Circle Power sẽ tiến hành lắp đặt, bàn giao và vận hành hệ thống trong thời gian nhanh nhất như đã thỏa thuận.
Bước 5: Kích hoạt hệ thống giám sát thông minh
Sau khi lắp đặt xong, chúng tôi sẽ kết nối mạng cho hệ thống năng lượng mặt trời của khách hàng để giúp theo dõi sản lượng điện. Trong đó, kỹ thuật của Circle Power sẽ cung cấp tài khoản và hướng dẫn cách sử dụng cho khách hàng nhằm theo dõi được lượng điện sinh ra mỗi ngày từ hệ thống của mình.
Dự án pin năng lượng mặt trời sau khi lắp đặt xong cần được giám sát bởi hệ thống giám sát thông minh để theo dõi hoạt động và sản lượng điện.
Bước 6: Bảo trì & bảo dưỡng
Cuối cùng, Circle Power luôn tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng khi có sự cố và đảm bảo khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Thông qua hệ thống giám sát thông minh cùng phản hồi của khách, Circle Power sẽ nắm bắt thông tin sự cố, với trường hợp lỗi phát sinh nhỏ, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết để khách tự khắc phục trực tiếp. Ngược lại, đội ngũ kỹ thuật của Circle Power sẽ đến tận nơi để xử lý.
X. Tại sao nên lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Circle Power?
Với nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều đơn vị nhận thi công và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Tuy nhiên để đảm bảo các lợi ích về chi phí và hiệu suất, bạn nên lựa chọn các công ty uy tín đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực này.
Trong đó, Circle Power là một trong những đơn vị chuyên lắp đặt điện năng lượng mặt trời uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Đơn vị đã thi công và lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho nhiều khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
Circle Power cũng tự hào là công ty điện mặt trời uy tín cung cấp những sản phẩm chất lượng với chi phí tốt nhất.
Công ty mang đến cho khách hàng những dự án công nghệ mới nhất, giải pháp hoàn hảo và các trải nghiệm đảm bảo hài lòng khách hàng. Circle Power hỗ trợ tư vấn tận tâm 24/7 với quy trình nhanh chóng, linh hoạt và chuyên nghiệp.
XI. Các câu hỏi thường gặp khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời
1. Có thể bán điện mặt trời cho EVN không?
Hiện nay, các khách hàng chỉ bán lại điện năng lượng mặt trời cho EVN đối với các dự án điện mặt trời mái nhà hòa lưới được lắp đặt trước 31/12/2020, EVN vẫn tiến hành mua lượng điện này với hợp đồng kéo dài 20 năm. Còn đối với các dự án lắp đặt mới hiện nay, khách hàng không thể bán lại điện mặt trời cho EVN.
2. Khi mất điện, điện mặt trời hòa lưới có hoạt động được không?
Về kỹ thuật, khi mất điện quốc gia, hệ thống điện mặt trời tại nhà không hoạt động, ngay cả khi có nắng.
Tuy nhiên, khách hàng có thể yên tâm vì với cơ sở hạ tầng phát triển như hiện nay thì việc cúp điện ở các thành phố là hạn chế, nên cũng không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của hệ thống. Trường hợp khách hàng vẫn muốn có điện dùng khi mất điện lưới thì có thể chọn hệ thống lắp đặt điện mặt trời độc lập hoặc điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ.
3. Trong những ngày mưa, mây mù không có nắng, hệ thống có đủ điện dùng sinh hoạt?
Với những ngày nhiều mây hoặc mưa, hệ thống điện mặt trời hòa lưới vẫn hoạt động liên tục nhưng lượng điện sẽ giảm theo cường độ của ánh sáng mặt trời.
Lúc này điện lưới quốc gia sẽ tự động hòa vào hệ thống để bổ sung lượng điện còn thiếu, đảm bảo cung cấp tải liên tục và ổn định, việc sản xuất, sinh hoạt của bạn sẽ không bị ảnh hưởng dù điều kiện thời tiết nào.
4. Cần phải bảo trì hệ thống điện mặt trời như thế nào?
Hệ thống điện mặt trời khi lắp đặt sẽ vận hành tự động và có hệ thống giám sát online thông minh, liên tục cập nhật các dữ liệu để đội ngũ kỹ thuật Circle Power theo dõi và chủ động khi có sự cố kỹ thuật.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần thường xuyên vệ sinh tấm pin để tẩy sạch các bụi bẩn trên bề mặt, giúp nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống và tăng tuổi thọ sử dụng.
5. Có nên dùng ắc quy lưu trữ khi lắp điện mặt trời không?
Đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ không cần sử dụng ắc quy lưu trữ, toàn bộ điện năng tạo ra sẽ được tiêu thụ tức thời. Trường hợp lượng điện dư sẽ trả ngược về lưới điện quốc gia và truyền đi nơi khác. Do đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh thường dùng điện mặt trời hòa lưới miễn phí vào ban ngày và dùng điện lưới quốc gia vào ban đêm.
Còn đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời Hybrid thì hệ thống cần có pin lưu trữ lithium chứ không dùng ắc quy chì như ngày xưa.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn tham khảo kỹ trước khi lựa chọn lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Trong đó, nếu bạn cần tư vấn lắp đặt hệ thống phù hợp thì có thể liên hệ hotline 0909.720.743 hoặc website circlepower.vn của Circle Power để được hỗ trợ tận tâm, chi tiết.